Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn của gia đình, nhưng để mua gừng chuẩn thì không phải ai cũng biết.
Gừng là một gia vị trong nhà bếp. Khi chế biến nhiều món ăn, thêm một ít gừng vào có tác dụng làm món ăn có hương vị tươi và thơm. Gừng rất giàu chất dinh dưỡng, có lợi cho cơ thể con người. Chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong gừng là gingerol. Nếu chất dinh dưỡng này được ăn nhiều hơn, nó có thể chống lão hóa, làm đẹp da.
Gừng có nhiều lợi ích nhưng để mua gừng chuẩn thì không phải ai cũng biết.
Vào mùa thu – đông, nếu ăn nhiều gừng có thể ngăn ngừa ho và cảm lạnh. Vì trong gừng có một số chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt đối với cơ thể.
Gừng có nhiều lợi ích nhưng để mua gừng chuẩn thì không phải ai cũng biết. Ngoài việc mua gừng già, có một số điểm cần lưu ý nữa dưới đây.
1. Mua gừng đã mọc mầm
Khi mua gừng, chúng ta phải mua gừng tươi. Nếu gừng bạn mua là gừng “chết”, héo úa và bị hư thì đây là loại gừng có giá trị dinh dưỡng thấp nhất, khi gặp loại gừng này chúng ta không nên mua dù rẻ.
Mặc dù gừng tươi đắt hơn, nhưng lại tốt nhất về hương vị và dinh dưỡng. Một trong những cách tốt nhất để nhận biết gừng tươi là xem gừng đã mọc mầm chưa, nếu gừng đã mọc mầm thì đó là gừng tươi.
Vì vậy, muốn mua gừng, ta phải chọn những củ gừng đã mọc mầm rồi mới mua. Nhưng tỷ lệ mọc mầm của gừng không nên quá cao, mỗi củ chỉ khoảng 1 đến 2 mầm mới nhú. Nếu củ gừng nảy mầm quá nhiều thì các chất dinh dưỡng trong đó cũng sẽ bị các búp gừng này hấp thụ hết. Sau khi mua gừng về, chúng ta cần vứt bỏ phần mầm gừng để giữ lại giá trị dinh dưỡng của củ gừng.
2. Mua gừng xấu, càng xấu càng tốt
Thứ hai, khi mua gừng, bạn nên chọn những củ xấu hơn để mua. Những củ trông rất sáng và đẹp thì hầu hết đã được ngâm trong lưu huỳnh. Gừng ngâm lưu huỳnh có độc, không nên ăn.
3. Nhìn thịt gừng
Ngoài ra khi mua gừng, chúng ta phải dùng tay bẻ đôi củ gừng và xem các vân nhỏ bên trong. Nếu gừng được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, các vòng tròn bên trong sẽ phát triển đặc biệt tròn, và thịt gừng sẽ đặc biệt săn chắc, do đó giá trị dinh dưỡng của gừng sẽ cao.
Nếu gừng bị hỏng, phần xơ bên trong sần sùi, không còn tươi thì tốt nhất bạn không nên mua loại gừng như vậy. Loại gừng này đã để quá lâu hoặc bị suy dinh dưỡng.
4. Nhìn vào các nếp gấp ở vỏ
Cuối cùng, chúng ta phải quan sát các nếp gấp của vỏ củ gừng. Những nếp gấp này càng rõ ràng thì việc mua gừng càng phù hợp. Chỉ có gừng phát triển đặc biệt tốt mới có nếp gấp như vậy. Ngoài ra, trong các nếp gấp này sẽ có nhiều bùn và cát, loại gừng này nhìn chung chỉ tươi không lâu sau khi thu hoạch.
Khi mua gừng, hãy nhớ chọn những củ gừng to và căng mọng, chúng sẽ rất tươi.
xem thêm;
Những sai lầm khi dùng mì chính cần phải bỏ ngay kẻo vô tình khiến chúng biến chất, sinh độc, đe dọa sức khỏe cả gia đình
Việc nêm mì chính sai thời điểm, dùng quá mức quy định có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của cả gia đình.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng mì chính cũng giống như mọi loại gia vị khác, dù đem lại chất ngọt nhưng lại không thể thay thế cho vị ngọt tự nhiên từ rau củ, trứng, thịt…
Đương nhiên, các bà nội trợ vẫn có thể dùng mì chính trong quá trình nấu ăn cho gia đình nhưng không nên lạm dụng, đồng thời cần biết dùng đúng cách. Việc nêm mì chính sai thời điểm, dùng quá mức quy định có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của cả gia đình.
Những sai lầm cần tránh khi dùng mì chính
1. Lạm dụng mì chính
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng quốc gia): Người dùng có thể sử dụng mì chính như bao loại gia vị khác ví dụ như hạt tiêu, muối… tùy thuộc khẩu vị của mỗi người, cũng không cần lo lắng nhiều về nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, dùng quá nhiều mì chính khi nấu ăn có thể gây khô cổ, cảm thấy khát nước. Thậm chí, người có cơ địa quá mẫn cảm nếu ăn nhiều mì chính còn có thể cảm thấy chóng mặt, hồi hộp, tê mỏi chân tay…
Cách làm đúng:
Năm 1970, tổ chức JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)) đã đưa ra liều dùng hàng ngày của mì chính là 0-120mg/kg thể trọng. Điều này có nghĩa với người có cân nặng khoảng 50kg thì mỗi ngày có thể sử dụng 6g mì chính. Các gia đình nên lưu ý về liều lượng này để dùng cho đúng.
2. Dùng mì chính ở nhiệt độ cao
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm cho biết khi nấu ăn ở nhiệt độ trên 260 độ C, nấu trong thời gian dài thì không chỉ mì chính mà tất cả đồ ăn thông thường cũng bị chuyển hoá sang một chất khác, có thể không tốt cho người ăn.
Nếu bổ cho mì chính vào lúc đang nấu đồ ăn ở nhiệt độ cao thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra khiến mì chính thành natri pyroglutamic acid. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Cách làm đúng:
Chuyên gia khuyên người tiêu dùng tuyệt đối không nêm mì chính ở nhiệt độ cao, khi nấu chín thức ăn hãy bắc ra khỏi bếp mới cho mì chính. Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70 – 90 độ C.
3. Nêm mì chính vào các món nguội
PGS. Lâm cho biết, mì chính rất khó hòa tan ở nhiệt độ quá thấp. Nếu các bà nội trợ cho mì chính vào khi thức ăn đã nguội thì mì chính không tan được, như vậy sẽ khiến món ăn không những không ngon mà còn dễ gây hại cho đường tiêu hóa.
Cách làm đúng:
Cần hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội để tăng vị ngon cho món ăn
4. Nêm mì chính vào món ăn chua có giấm
Chuyên gia cho hay, mì chính không dễ hòa tan trong môi trường axit nên việc thêm mì chính vào các món nộm, gỏi chua ngọt có chứa giấm không những làm thay đổi hương vị của món ăn mà còn có hại cho sức khỏe.
5. Nêm mì chính vào các món ngọt
Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thức ăn có vị ngọt tự nhiên như cà chua, tôm… vì sẽ làm mất hương vị ngọt, độ ngọt của món ăn và gây vị khó chịu.
6. Cho trẻ nhỏ dùng mì chính
Theo tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam), đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng hoàn thiện cho thấy mì chính có thể kích thích, gây độc khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên, một số đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng loại gia vị này, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Theo vị chuyên gia, vị giác của trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành nên phụ huynh cần hết sức thận trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Trẻ vốn yêu thích vị ngọt nên trong nhiều trường hợp con sẽ ăn nhiều và ngon miệng hơn với các món được cho thêm mì chính, khi không cho mì chính thì lại bỏ ăn, điều đó dễ khiến bố mẹ lạm dụng loại gia vị này.
Bên cạnh đó, mì chính cũng là một chất có chứa natri, do vậy, chuyên gia cảnh báo người cao tuổi, người bị huyết áp cao, người bị phù thũng cũng nên thận trọng, cần hỏi ý kiến với bác sĩ trước khi sử dụng.